Quy trình xử lý nước nuôi tôm hiệu quả cho người không có kiến thức.
Việc nuôi tôm của chúng ta muốn thành công nhiều hơn thì chúng ta không thể nào đợi tôm bệnh rồi chúng ta mới trị hoặc có vấn đề xảy ra thì lúc đó mới bắt đầu xử lý. Nhưng nuôi tôm để thành công và có kết quả tốt thì nên phòng bệnh, nhưng phòng bệnh bằng cách nào đây ? Trong khi tôm không có vaccine như con gà, con heo. Trước khi thả tôm giống thì có 1 cách rất tuyệt vời để hạn chế mầm bệnh đó là “ Xử lý nước nuôi tôm “ và hôm nay Châu Thành sẻ cahia sẽ ngắn và sẻ đưa ra một quy trình xử lý nước nuôi tôm hay cách thay nước cho ao nuôi tôm từ 0 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi chúng ta không cần làm quá nhiều hoặc xử lý hóa chất quá nhiều để hạn chế gây tác dụng phụ cho ao nuôi đặc biệt là tôm giống trong quá trình phát triển.
1. Xử lý tạp, vi khuẩn, virus bất lợi trong ao
Trước khi bước vào quy trình xử lý nước nuôi tôm , thì điều hàng đầu chúng ta quan tâm đó là tạp trong ao trước khi thả tôm giống, vì khi còn tạp trong ao nhiều quá thì khó mà chúng ta đạt được kết quả tốt khi nuôi tôm. Tạp trong ao bao gồm những loại: Cồng cua tạp, tép tạp, cá tạp và chúng ta phải cần tiêu diệt tất cả các loại tạp trong ao. Khi các loại tạp hết, thì lúc đó chúng ta mới bắt đầu điều chỉnh môi trường thì hiệu quả sẽ tốt hơn rất nhiều.
Trước hết chúng ta phải cần xử lý những con tạp nhỏ đến tạp lớn ảnh hưởng trực tiếp đến con tôm trong ao, cùng Châu Thành điểm qua các con tạp trong ao gây bất lợi trong quá trình nuôi tôm: Virus đỏ thân, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, nhóm giáp sát ( còng, tép, cua ), cá tạp. Trong quá trình nuôi các loại tạp trong ao còn quá nhiều thì lượng thả tôm giống sẽ bị giảm, bị thấu hao và đó là những con tạp đều ảnh hưởng trực tiếp, gây hại cho tôm từ tôm nhỏ hoặc trong qua trình phát triển của tôm. Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình xử lý nước nuôi tôm và thả giống thì chúng ta phải tiêu diệt tất mần cỏ từ trên xuống dưới không bỏ xót 1 tác nhân ảnh hướng đến môi trường nước chúng ta.
1.1. Dùng túi lọc để hạn chế tạp, mần cỏ
Khi bơm, cấp nước cho ao nuôi từ ngoài sông hoặc từ một nguồn nước bơm vào thì nên sử dụng những loại túi lọc có kích thước micrometer để giảm được chi phí xử lý và giảm được mầm tạp, mần cỏ vào trong ao và khi bơm nước một thời gian, nước đầy ao thì khi xử lý nước nuôi tôm yếu tố đầu tiên quan tâm đó là diệt giáp xác bằng YUCCA GOLD vì trong YUCCA GOLD có Saponin một chất gây ức chế hô hấp của các loài máu đỏ dưới nước, tôm thì thuộc dòng máu xanh nên sẽ không bị ảnh hưởng, sử dụng 1 lít/1000m 3 khi ao chưa có tôm và sau 20 ngày mới bắt đầu thả tôm, điều đặc biệt ở YUCCA GOLD đó là loại thuốc bốc hơi, không ngấm đất, sau 20 ngày tôm phát triển thì lúc đó tôm sẽ ngoi lên và ăn trúng đất thì sẽ gây hại cho tôm rất nhiều, ngoài ra YUCCA GOLD còn có tính phổ rộng là hạn chế khí độc NH3 và NO2 trong ao nuôi. Sau 3 ngày sẽ tiếp tục dùng men vi sinh để cấy vi khuẩn có lợi sau đó để 15 ngày sau để quá trình hấp thụ và xử lý xác tảo được diễn ra hiệu quả.
1.2. Diệt cá tạp và ký sinh trùng
Sử dụng Copper 10 TS để tiêu diệt ký sinh trùng, đặc biệt loại COPPER10 TS này có chứa đồng sulphate và loại đồng sulphate này không ngấm đất như các lời đồn trước kia, đồng sulphate là một loại khoáng vi lượng cho tôm và được cấp phép tại Việt Nam, sau khi vừa tát thuốc cá xong thì quay lại sử dụng COPPER 10 TS liền để tăng hiệu lực thuốc cá, sử dụng 1000m3 / l lít COPPER 10 TS. Trong thời gian tác dụng thì thuốc, thì COPPER 10 TS có công dụng tiêu diệt rong, nấm, tảo, óc, kí sinh trùng, hến, chem chép,… đó là những ký sinh nằm trong vật chủ trung gian vì khi tôm lớn, ốc đinh, chem chép sẽ lấy hết kiềm, khoáng trong ao nên việc tiêu diệt những ký sinh trùng này ngay từ đầu sẽ rất tốt cho ao nuôi và sẽ không xuất hiện bệnh phân trắng cho tôm, đặc biệt Copper còn cắt được tảo và tăng hiệu lực cho thuốc cá.
1.3. Diệt vi khuẩn, virus
Không nên tiếc tiền khi diệt vi khuẩn ngay từ lúc đầu, để từ 0 – 45 ngày không phải diệt vi khuẩn nữa, vì nếu diệt khuẩn không đủ liều lượng của thuốc, sau từ 20 – 30 ngày thấy ao nước có dấu hiệu mềm bệnh thì lúc đó mới bắt đầu diệt khuẩn bằng hóa chất, thì lúc này sẽ có hại nhiều hơn có lợi, khi tôm gặp thuốc sẽ bắt đầu mẫn cảm hoặc gặp chất lạ thì tôm lúc này sẽ bắt đầu lột và lột không đúng chu kỳ sẽ phát sinh vấn đề đó là đề kháng giảm sẽ bị mầm bệnh tấn công và gây ảnh hưởng đến men vi sinh có lợi, sau khi sử dụng thuốc diệt vi khuẩn thì lại cấy vi sinh sẽ gây tốn chi phí. Đó là lý do tại sao nên xử lý nước ngay từ ban đầu để hạn chế chi phí phát sinh ít nhất có thể.
Dùng BKC ONE 02 1000m3 /5 lít để diệt tất cả vi khuẩn trong ao, vì trong ao có rất nhiều vi khuẩn vì thế nên dùng một loại thuốc sát trùng đủ mạnh và BKC ONE 02 cũng là một loại phổ rộng vì nó có tính cắt tảo.
IODINE 100 là một loại xử lý nước nuôi tôm phổ rộng có thể diệt vi khuẩn, nấm bào tử, virus, vi trùng, vi bào tử trùng đập từ 1000m3 / 1 lít sẽ diệt tổ hợp các chủng virus, vi khuẩn dần dần. Sau khi diệt đủ 3 loại vi khuẩn trong ao thì ao đã trở nên sạch vi khuẩn, sạch mầm bệnh thì bước tiếp theo là cấy vi sinh, đo lường kiềm và pH
2. Cấy vi sinh và đo lường kiềm, pH
Sau 20 ngày xử lý nguồn nước và đợi 2 ngày để thuốc sát trùng hết sẽ bắt đầu quá trình cấy vi sinh. Khi nước mới được bơm vào thì nguồn nước sẽ thiếu Canxi, Kali, Magie đó là những khoáng đa lượng của tôm và cấy 5kg/1000m3 sẽ đảm bảo được Kali, Canxi và Magie
Điều chỉnh kiềm pH khi lượng kiềm đạt mức 170 - 180 và có vùng đất mức độ kiềm từ 200 – 300 thì chúng ta điều chỉnh kiềm ở mức ổn định là 100 – 200 là tốt nhất. Tăng kiêm bằng Soda lạnh, vôi CaCo3 để giảm axid citrit để đưa kiềm về độ ổn định có thể thả được tôm.
Điểu chỉnh pH khi độ pH đạt 9.0 thì hơi cao để giảm pH thì dùng các gốc axid citrit, Vitamin C hoặc pH quá thấp tầm 7.0 – 7.5 dùng CAO vôi nóng để tăng độ pH lên 8.0 – 8.2 sau khi điều chỉnh độ pH xong thì sẽ đến ngày thả Tôm.
Châu Thành đã chia sẽ cho các bạn nhà nông một quy trình xử lý nước khi nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả đã qua kiểm chứng của một số farm tại Sóc Trăng, Bạc Liêu. Đó là một quy trình không thể sử dụng định kỳ được vì trong nuôi tôm chúng ta phải “ Thiên Biến Vạn Hóa “, có thể là do môi trường và cũng có thể là do thời tiết. Đó là những tâm huyết mà Châu Thành muốn chia sẽ đến bạn nhà nông, hy vọng sẽ góp 1 chút sức nhỏ nhoi trong việc nuôi tôm cá của nghành thủy sản Việt Nam.