Triệu chứng của bệnh gan thận mủ trên cá tra:
Khi nhiễm bệnh, các thường có một số biểu hiện chung như: xuất hiện các vết thương nhỏ trên da (đường kính 3-5mm), da bị mất sắc tố, các vết thương gây hoại tử vùng cơ xung quanh.
a) Giai đoạn bệnh nhẹ
Khi mới phát bệnh, cá thường không có dấu hiệu rõ rệt, mắt cá hơi lồi. Nhưng khi mổ cá kiểm tra thì thấy các bộ phân bên trong cá như: gan, thận,… xuất hiện các đốm trắng giống như ổ mủ.
b) Giai đoạn bệnh nặng
Khi bệnh trở nặng, cá sẽ xuất hiện các biểu hiện rõ rệt như: bỏ ăn đột ngột, bơi lờ đờ trên mặt nước, thỉnh thoảng cá nhào lộn và xoay tròn, phản ứng với tiếng động kém, trên da xuất hiện nhiều bệch, màu sắc nhợt nhạt,… Một số cá thể nhiễm bệnh nặng thậm chí còn bị xuất huyết nghiêm trọng khi đưa cá ra khỏi mặt nước. Ở giai đoạn này, cá có thể chết với số lượng lớn mỗi ngày.
Cách phòng và trị bệnh gan thận mủ trên cá da trơn
Thông thường, bệnh thường xảy ra nhiều vào mùa mưa lũ và kéo dài đến mùa khô. Vi khuẩn gây bệnh từ môi trường nước có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, mang và miệng cá bằng đường thức ăn.
Phòng Bệnh:
- Để phòng bệnh cần chuẩn bị và cải tạo ao nuôi thật tốt trước mỗi vụ nuôi.
- Nguồn nước phải được xử lý sát trùng tại hệ thống lắng lọc trước khi cấp vào ao nuôi.
- Mua cá giống ở những cơ sở cung cấp uy tín, lựa chọn những con giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh. Các dụng cụ dùng để vớt cá như: lưới, vợt, ống dây,… sau khi sử dụng phải được sát trùng bằng Chlorine và rửa sạch phơi khô.
Điều trị bệnh:
- Khi phát hiện cá nhiễm bệnh, cần cách ly cá thể bệnh ra khỏi ao nuôi càng sớm càng tốt. Nếu cá đã chết, không được vứt bừa bãi ra sông hoặc các vùng lân cận để tránh dịch bệnh lây lan sang các ao nuôi khác. Cách tốt nhất là hãy chôn cá vào hố cách ly và rải vôi bột để tiệt trùng.
-Bệnh gây ra bởi chủng vi khuẩn Ewardsiella sp, sử dụng DOXY 20%,
DOXY 50 PODER, ERYTHROMYCIN 300 để điều trị kết hợp với BUTASAL