NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT
(Hội chứng mới trên vịt do Riemerella anatipestife)
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH
Đây là bệnh nhiễm trùng huyết cấp tính , viêm thanh dịc h, bại huyết. Bệnh do vi khuẩn Riemerella anatipestifer gây ra. Đây là một vi khuẩn gram âm .
Bệnh thấy trên mọi lứa tuổi của vịt , thường từ 1 – 8 tuần tuổi (trung bình 4 – 6 tuần tuổi
Vịt con dễ nhiễm hơn vịt lớn . Vịt càng lớn tỉ lệ chết vì bệnh càng cao . Đôi khi cũng gặp ở gia cầm khác (ngỗng, gà tây )
Nhạy cảm với các loại thuốc sát trùng thông thường như formol, phenol, xút và các muối ammonium 1%. Vi khuẩn ít đề kháng ở môi trường ngoài. Trong điều kiện bình thường vi khuẩn tồn tại 2 tuần trong nước và tồn tại 1 tháng trong đệm lót chuồng.
Về phương thức truyền lây: truyền trực tiếp hoặc gian tiếp (qua sơ đồ).
2. TRIỆU CHỨNG
a. Thể cấp tính
Thời gian ủ bệnh từ 2 – 5 ngày, vịt suy yếu, vịt sốt cao 42 – 42,5 độ C, mệt lả nằm bệt.
Hô hấp: Khẹc nhẹ và hắt hơi, mắt và niêm mạc mũi tiết dịch.
Tiêu hóa: Kém ăn, tiêu chảy phân trắng hoặc lẫn xanh dẫn đến gầy, yếu nên luôn tụt lại sau đàn.
Rối loạn thần kinh: đầu run giật ngoẹo về sau, dễ bị kích thích
Rối loạn vận động: Bơi thành vòng tròn trên mặt nước , k hi đi đầu lắc lư, chân khập khiễng, lết chân, xã cánh .
b. Thể quá cấp
Vịt bệnh có thể chết đột ngột trước khi xuất hiện các triệu chứng, thông thường chết từ 5 – 10%, nhưng có trường hợp chết có thể gia tang lên 50 hay 100% nếu có kết hợp với các bệnh E.coli, Dịch tả vịt.
3. Bệnh tích
a. Thể quá cấp
Viêm bao tim tơ huyết, có dịch ở xoang bao tim. ở giai đoạn sau bao tim khô và viêm tơ huyết nặng. Các tổn thương thường kết hợp với những điểm xuất huyết lấm tấm.
Màng gan bị viêm có lớp dịch đục.
Túi khí thường hơi đục hoặc dày lên ở một số điểm.
b. Thể cấp tính
Bề mặt gan phủ một lớp fibrin dày đục
Túi khí viêm nặng và dai, chắc
Lách sưng to và hơi dài ra, hơi mất màu hoặc hoại tử vân đá hoa.
Thận tích urate.
Ở xoang mắt đôi khi cũng có chất bã đậu trắng.
Viêm màng não xuất huyết
Bệnh nặng tất cả các cơ quan nội tạng được bảo phủ bởi 1 lớp tơ huyết dày.
4. Chẩn đoán
Dựa vào các đặc điểm dịch tễ và lâm sàng: Vịt mắc bệnh ở giai đoạn 1 – 8 tuần tuổi, mắc bệnh với tỷ lệ chết cao. Các triệu chứng lâm sàng cần quan tâm: tiêu chảy phân xanh trắng, rối loạn thần kinh, vận động và hô hấp. Mổ khám với các bệnh tích viêm tơ huyết bao phủ các cơ quan nội tạng, lách sưng to và hoại tử vân đá hoa.
Dể chính xác cần tiến hành chẩn đoán trong phòng thí nghiệm.
Chú ý chẩn đoán phân biệt với các bệnh: Bệnh viêm gan do virus, bệnh cúm, bệnh tụ huyết trùng, các trường hợp bội nhiễm bởi E.coli.
5. Phòng và trị bệnh
a. Phòng bệnh
Chuyển đàn vịt lên cạn và cố định chỗ nhốt
Không để đàn vịt khác đến gần đàn vịt có bệnh
Tách riêng vịt có triệu chứng bệnh
Tạo điều kiện cho đàn vịt ăn uống trên cạn
Tiêu độc chỗ nhốt vịt hàng ngày , T iêu hủy vịt chết
Điều trị dự phòng với Amoxcol 50% trộn vào thức ăn khi có thay đổi thời tiết, stress.
b. Điều trị
Nguyên tắc điều trị: Bệnh bại huyết gây sốt cao và gây ra các tổn thương nặng nề đối với gan, thận và lách. Vì vậy trong điều trị chú ý đến việc hạ sốt, giải độc và tăng cường công năng hoạt động của gan thận…
Sử dụng các thuốc có tác dụng hạ sốt, giải độc gan thận trước khi dùng kháng sinh điều trị như Bổ gan thận đặc biệt, Sorbitol + B12, Para 200 WS
Sử dụng các loại kháng sinh nhạy cảm: Ampi-colis, Amox 50% WSP, Doxy 50 power, Florfen 50 WS pha nước uống hoặc trộn thức ăn. Hoặc sử dụng Ceftiofur, Cetaxim tiêm dưới da. Có thể sử dụng Trimethoprim –Sulfa (chú ý giải độc gan thận)
Ngoài ra cần chú ý bổ sung các thuốc bổ và men tiêu hoá sống như Lacto zym, Allzym new, Butosal..
Chú ý : Trong quá trình điều trị cần cách ly vịt bệnh với các nguồn nước, ao nuôi và môi trường ô nhiễm. Trong những ngày điều trị cần phun sát trùng chuồng trại và khử trùng nguồn nước ao nuôi sẽ giúp tang hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tái phát.