Biểu hiện, đặc điểm và thuốc đặc trị tụ huyết trùng ở gà
Bệnh tụ huyết trùng ở gà hay còn gọi là bệnh gà toi là một căn bệnh khá nguy hiểm có khả năng gây chết đàn cao, thường thì bệnh sẽ phát sinh ở gà sau 3 tuần tuổi trở lên, tỷ lệ mắc bệnh thấp lẻ tẻ, thế nhưng nếu có bệnh dịch lây lan từ ngoài vào trang trại chăn nuôi thì sẽ gây bệnh trên mọi lứa tuổi của gà và hiện tượng lây lan trong đàn rất nhanh và cũng để hiểu rõ hơn về bệnh tụ huyết trùng ở gà cũng như cách trị phòng và sử dụng thuốc đặc trị tụ huyết trùng ở gà đặc biệt biệt là cách chữa gà chọi bị tụ huyết trùng , thì hôm nay Châu Thành sẽ chia sẽ cho bà con chăn nuôi hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới.
1. Nguyên nhân, đặc điểm và cách phòng tụ huyết trùng ở gà
Bệnh tụ huyết trùng ở gà do vi khuẩn gây ra do ảnh hưởng bởi các yêu tố môi trường sống cực đoan, bệnh lây truyền tự pháp, xâm nhập vào cơ thể của gà khi sức đề kháng của các cá thể của vật nuôi suy giảm.
Đôi với bệnh tụ huyết trùng ở gà thì có vài đặc điểm người chăn nuôi phải biết đó là nếu như vi khuẩn nằm trong đàn gà thì hầu như bệnh không xảy ra và nếu có xảy ra thì sẽ không mang tính dịch tức là không thành dịch và chỉ lác đác, lẻ tẻ. Khi có các yếu tố stress bất lợi xảy ra như: Thời tiết, thay đổi người chăn, thay đổi thức ăn, thay đổi nước uống hoặc là điều kiện nuôi trong chuồng nuôi quá ngột ngạt, nông, chặt.
Hầu như chúng ta không cần quan tâm căn bệnh này nếu như suốt thời gian nuôi chúng ta đã sử dụng các thuốc đặc trị tụ huyết trùng ở gà khác như là trị tiêu chảy, cầu trùng, hen đều có tác dụng tốt đối với căn bệnh tụ huyết trùng cho nên bệnh tụ huyết trùng ở gà ở trường hợp này là không thành vấn đề, và đặc biệt chúng ta cũng không nên quan đến Vắc-Xin vì Vắc-Xin tụ huyết trùng không hiệu quả.
Về mặt dịch tễ nếu như căn bệnh ở bên ngoài mang về thì sẽ có thể xảy ra đại dịch và lúc này thì chúng đáng cần quan tâm. Thông thường bệnh tụ huyết trùng xảy ra ở thể cấp tính và ở những con gà béo tốt nhất chứ không phải ở những con gà còi, gà còi là do những lý do khác.
Cách điều trị, cách phòng và sử dụng thuốc đặc trị tụ huyết trùng ở gà: Đầu tiên chúng ta cần tránh đó là yếu tố stress, yếu tố đấy mang lại sự thay đổi bên trong lẫn bên ngoài ở gà, bởi vì vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng ở gà là nằm trong cơ thể của gà nên việc hạn chế gà bị stress là cần quan tâm hàng đầu. Khi có những thay đổi đó đặc biệt là thời tiết giông tố, nắng, mưa,v..v bất ngờ thì chúng ta luôn luôn lắng nghe dự báo thời tiết vì thời tiết là một trong những yếu tố tác động trực tiếp nhất, thường xuyên nhất đối với bệnh tụ huyết trùng, cho nên khi có thay đổi thời tiết thì chúng ta dùng một trong những loại kháng sinh đặc trị vi khuẩn tụ huyết trùng. Cho gà uống Nor-100 , Megacin , Flumin Oral ,… một trong những loại này cộng với Para C 200 WS hoặc Mix – Chicken ở liều phòng thì vài ba ngày và chú ý không được kéo dài 7 ngày chỉ được tối đa 3 ngày, vì kéo dài 7 ngày thì quá lâu so với tác dụng của thuốc và căn bệnh tụ huyết trùng.
2. Biểu hiện, chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng gà và phác đồ điều trị tụ huyết trùng gà
Với biểu hiện ở gà không có gì đặc biệt, nhưng khi gà chết và mổ ra thì gan xưng to kèm thèm dấu hiệu lấm chấm ở trên gan thì đấy chính là bệnh tụ huyết trùng, trị tụ huyết trùng gà không có và cũng là căn bệnh thường xuyên xảy ra hiện nay.
Đối với bệnh tụ huyết trùng trên gà thì những giai đoạn trước đó là người nông dân thường sử dụng thức ăn, vì trong thức ăn có bổ sung kháng sinh cho nên khả năng mắc tụ huyết trùng ít hơn. Thế nhưng bây giờ từ tháng 1 năm 2018 đến giờ thì việc cấm không cho sử dụng kháng sinh trong thức ăn đã được ban hành, chính vì thế bệnh tụ huyết trùng sẽ xuất hiện trở lại.
Với bệnh tụ huyết trùng, thì cũng không có gì quá lo ngại khi bệnh này chỉ mang tính chất địa phương chứ nó không có tính chất tạo thành một dịch lớn.
Trong các trường hợp như thế, thì nên sử dụng thuốc đặc trị tụ huyết trùng ở gà Enrocin 10 hoặc Flordoxin Oral hoặc Oxytylo , lựa chọn 1 trong 3 thuốc đó để cho gà uống 1 lần 1 ngày và cho uống liên tục từ 5 – 7 ngày liền và liều lượng theo như trên vỏ bao bì ở chai.
Bên cạnh việc điều trị nguyên nhân gây bệnh thì cần phải chú ý là cho uống chất điện giải là Gluco K + C kết hợp với Vitamin tổng hợp cho gà uống thay nước trong vòng từ 3 – 5 ngày như vậy gà sẽ khoẻ mạnh trở lại. Tất nhiên đối với gà 4 tháng tuổi thì đến tháng thứ 5 là có thể xuất chuồng và nếu như là 5 tháng xuất chuồng thì cũng không nhất thiết là cần tiêm Vacxin tụ huyết trùng gà
Hy vọng với một bài viết chia sẽ gắn về căn bệnh tụ huyết trùng trên gà sẽ giúp cho bà con chăn nuôi nắm rõ được quy trình phòng cũng như nguyên nhân nhân và biểu hiện bệnh tụ huyết trùng trên gà và lựa chọn cho mình những loại thuốc đặc trị tụ huyết trùng ở gà tốt nhất.