Tuyệt kỹ phòng và trị ký sinh trùng trên cá lóc
Cá lóc được xem là một loại cá có mật độ nuôi nhiều ở khu vực miền Tây bởi thịt cá thơm ngon, nhiều dinh dưỡng và có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau, vì thế mô hình nuôi cá lóc thương phẩm ngày càng được nhiều bà con chăn nuôi hưởng ứng và làm giàu từ mô hình này hơn.
Tập tính của cá lóc là động vật ăn tạp và thức ăn của cá lóc trong tự nhiên chủ yếu là tép, tôm, cá tạp, giáp xác và cám công nghiệp. Chính vì tập tính ăn tạp của mình nên cá lóc dễ bị nhiễm nội ngoại ký sinh trùng.
1/ Mức độ ảnh hưởng khi cá lóc bị nhiễm ký sinh trùng
Bệnh ký sinh trùng trên cá lóc thường được chia ra 2 nhóm là: Nội ký sinh trùng bao gồm giun đũa, giun tròn, giun chỉ và ngoại ký sinh trùng sán, trùng mỏ neo, sán lá đơn chủ, giáp xác chân chèo.
Tùy theo mức độ của ký sinh trùng gây ảnh hưởng trên cá nặng hay nhẹ mà cá có thể bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, tốc độ phát triển sinh trưởng chậm so với bình thường, hệ tiêu hóa kém có thể gây tắc ghẽn đường ruột, bỏ ăn,… sau đó sẽ dẫn đến tình trạng cá chết gây giảm năng xuất chăn nuôi.
2/ Quy trình trị và phòng ký sinh trùng trên cá lóc
Hầu hết bệnh ký sinh trùng trên cá lóc cách xử lý sẽ là xử lý nước và sử dụng kháng sinh trộn thức ăn, nhưng trước khi sử dụng kháng sinh thì cần phải xác định nguyên nhân gây ra bệnh ký sinh trùng trên cá lóc đến từ đầu để chọn cách trị và sử dụng thuốc mang lại hiệu quả nhất.
Quy trình trị ký sinh trùng trên cá lóc
Hầu hết ký sinh trên cá lóc là trùng bánh xe, trùng mỏ neo, rận, sán là gan, sán là đơn chủ,… tấn công vào cở thể cá, ký sinh trùng tiết ra một chất dịch làm cho cá mệt mỏi, chậm lớn, hấp thu dinh dưỡng kém, còi cộc và tốc độ lây lan nhanh và dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt.
Trộn kháng sinh CT – Clean với thức ăn cho cá ăn với liều dùng 1kg/2 tấn cá dùng liên tục từ 3 – 5 ngày, vì trong CT – Clean thành phần chính là Praziquantel, sau khi cá ăn thành phần Praziquantel sẽ ngấm vào cơ thể cá và tiết ra một mùi hôi khó chịu làm cho ký sinh trùng dạt ra người cá, không bám vào người cá nữa. Sau 5 ngày sử dụng CT – Clean thì đến công đoạn xử lý nước, có thể sử dụng một trong 2 loại thuốc Bkc One 02 để diệt sạch vi khuẩn, virus có trong ao hoặc CT Parasite 01 diệt ký sinh trùng sau khi chúng không còn bám vào cơ thể cá nữa.
Lưu ý: Trước khi thả cá 2 tuần dùng Bkc One 02 để xử lý nước diệt hết tất cả vi khuẩn, virus và giáp xác, cá tạp có trong ao.
Phòng bệnh ký sinh trùng trên cá lóc
Trước khi thả cá 2 tuần cần xử lý ao nuôi, dọn dẹp các chất thải, chất dơ bẩn và ngăn chặn virus, vi khuẩn và các vật chủ trung gian truyền bệnh. Sử dụng Yucca Gold liều dùng 1 lít/ 50 lít nước tạt đều khắp ao để diệt hết cá tạp, giáp xác, sau đó dùng tiếp CT – Parasites 01 liều 100ml/ 10.000 – 12.000m3 nước để diệt hết các nội ngoại ký sinh trùng có trong ao nuôi.
Vào mùa mưa, mực nước tăng cao và cũng là mùa nước nổi của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, chính vì cá lóc sống trong môi trường nước ngọt nên nguồn nước đổ từ đây về, mùa mưa là mùa phát triển mạnh của ký sinh trùng. Do vậy người nuôi cá lóc cần phải xử lý nước và xổ ký sinh trùng cho cá định kỳ để phòng chống thiệt hại hay giảm năng xuất chăn nuôi.